Những điều cần biết về giấy nhám năm 2022

Những điều cần biết về giấy nhám năm 2022

Vũ Trí Sang
19, January, 2017

Công ty Nhất Gia là công ty chuyên nhập khẩu và gia công các loại giấy nhámgiấy ráp,vải nhám,vải ráp

Công ty chúng tôi xin giới thiệu và cung cấp một số thông tin cần biết về giấy nhám năm 2022 như sau:

1. Giấy nhám, vải nhám là gì

Giấy nhám (giấy ráp) là một loại giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó.

Vải nhám (vải ráp) là một loại vải mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó.

Giấy nhám hay vải nhám đều được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt mà hơn (hoàn thành bức tranh và gỗ), để loại bỏ một lớp vật liệu (ví dụ như sơn cũ), hoặc đôi khi làm cho bề mặt thô (ví dụ như là một sự chuẩn bị để dán).

2. Abrasive là gì ?

Abrasive tạm dịch là chất mài mòn, là một từ chung để chỉ tất cả các vật liệu sử dụng trong hệ thống phun cát, phun bi…

3. Grit trong giấy nhám là gì

Grit nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (abrading) trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chuẩn này. Độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng cao vì thế bạn nên cận thận khi chọn lựa giấy nhám theo từng giai đoạn. Khi nói về giấy nhám "grit" là một tham chiếu đến số lượng của các hạt mài mòn trên mỗi inch của giấy nhám. 

4. Ứng dụng của giấy nhám

- Mài mòn hay mài phá: trên các bề mặt vật liệu sắt, gỗ, xi măng… nhằm phá đi lớp xù xì để chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo. Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám cũng góp phần mài vẹt tròn các góc cạnh để sản phẩm trở nên tròn trịa và dễ thao tác làm đẹp hơn. Các hạt grit có trong tấm giấy nhám công nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả phá vỡ. 

- Đánh bóng: là cách sử dụng giấy nhám để bề mặt vật liệu đạt độ mềm và trơn nhẵn, tiến tới thực hiện thao tác sơn, vecni bảo vệ...  


- Loại bỏ một lớp vật liệu như sơn cũ: đặc biệt được sử dụng trong việc mài phá lớp sơn cũ để chuẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên vật liệu một lớp bề ngoài mới. 

- Đánh thô bề mặt để chuẩn bị cho việc dán mới như giấy dán tường. 

_ Đầu gậy Golf, dụng cụ thể thao

_ Ngành cơ khí, vành xe phụ kiện, linh kiện xe đạp, xe máy, ô tô...

_ Gia công linh kiện điện tử, điện lạnh, vỏ điện thoại...

_ Gia công trong ngành sản xuất gỗ, mộc

_ Dụng cụ nhà bếp, thiết bị vệ sinh, khung cửa...

_ Sản phẩm khuôn đúc, giảm xóc, phuộc nhún, ống nhôm, đúc đồng, inox

_ Các sản phẩm bằng đồng, sắt thép, linh kiện đúc bằng kim loại...

5. Phân loại giấy nhám:

5.1. Phân loại theo hình thức
 

Phân chia theo hình thức thì giấy nhám gồm các loại: Giấy nhám thùng, giấy nhám xếp, giấy nhám đĩa, giấy nhám cuộn, giấy nhám vòng, giấy nhám tờ, giấy nhám băng. Mỗi loại sẽ có độ dài, kích thước, quy cách tờ nhám hay hạt cát không giống nhau.

STT

Loại giấy nhám

Quy cách

Độ hạt

Công dụng

1

Giấy nhám thùng

25’’X60’’,51’’X75’’,

(1900mmX2610mm)

#40,#60,#80,#100,#120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

 

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ

2

Giấy nhám tờ

9’’X11’’,
(230mmX280mm)

#120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

 

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ

3

Giấy nhám cuộn

4’’X50Y(1tấcX45m), 6’’X50Y, 8’’X50Y

#40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ


5.2. Phân loại theo đặc tính

Ngoài phân loại theo hình thức thì phân loại theo đặc tính cũng là một cách. Cách phân loại này thường dựa vào hình thức tờ của giấy nhám. 

- Giấy glasspaper: Nhẹ, dễ phân hủy, có màu càng nhạt, được sử dụng trong chế biến gỗ.

- Giấy garnet: Màu nâu đỏ, sử dụng để chà nhám sản phẩm gỗ lần cuối trước khi sơn.

- Giấy oxide nhôm: So với giấy garnet, loại này tuy bền hơn nhưng lại không đạt hiệu quả bằng, sử dụng trong chế biến gỗ và trong điện máy đánh nhám.

- Silicon carbide: Màu đen, xám tối, sử dụng như một “chất bôi trơn” để hoàn thiện kim loại hoặc dùng "ướt chà nhám".

- Giấy nhám gạch (Ceramic sandpaper): Cấu tạo từ một số chất mài mòn bền, dùng để loại bỏ một lượng nguyên liệu một cách nhanh chóng.

TAGS: