Thông thường chúng ta sử dụng sản phẩm này trong khâu hoàn thiện sản phẩm với tính năng màu mòn, đánh bóng bề mặt sản phẩm trước khi khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, bảo quản sản phẩm khỏi mối, mục và gỉ sét…
Chúng ta có thể chà nhám bằng tay hay dụng cụ máy chà nhám cầm tay để có thể tiết kiệm làm việc tiết kiệm thời gian và cũng được nâng cao hiệu suất của làm việc. Giấy nhám có thể thay thế một cách hữu hiệu các loại đá mài vẫn sử dụng trước kia.
- Mài mòn hay mài phá: trên các bề mặt vật liệu sắt, gỗ, xi măng… nhằm phá đi lớp xù xì để chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo. Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám cũng góp phần mài vẹt tròn các góc cạnh để sản phẩm trở nên tròn trịa và dễ thao tác làm đẹp hơn. Các hạt grit có trong tấm giấy nhám công nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả phá vỡ.
- Đánh bóng: là cách sử dụng giấy nhám để bề mặt vật liệu đạt độ mềm và trơn nhẵn, tiến tới thực hiện thao tác sơn, vecni bảo vệ...
- Loại bỏ một lớp vật liệu như sơn cũ: đặc biệt được sử dụng trong việc mài phá lớp sơn cũ để chẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên vật liệu một lớp bề ngoài mới.