Cách phân loại giấy nhám phổ biến

Cách phân loại giấy nhám phổ biến

Vũ Trí Sang
19, January, 2017

Giấy nhám đang ngày càng trở nên phổ biến và phát huy hiệu quả rất tốt trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Có nhiều loại giấy nhám khác nhau, mỗi loại có cấu tạo khác nhau từ kích thước, độ bén của hạt mài, hình thức tờ giấy nhám,… Vì thế người ta thường phân chia giấy nhám theo hình thức và đặc tính. 

 

 

 

 

1. Phân loại theo hình thức
 

Phân chia theo hình thức thì giấy nhám gồm các loại: Giấy nhám thùng, giấy nhám xếp, giấy nhám đĩa, giấy nhám cuộn, giấy nhám vòng, giấy nhám tờ, giấy nhám băng. Mỗi loại sẽ có độ dài, kích thước, quy cách tờ nhám hay hạt cát không giống nhau.

STT

Loại giấy nhám

Quy cách

Độ hạt

Công dụng

1

Giấy nhám thùng

25’’X60’’,51’’X75’’,

(1900mmX2610mm)

#40,#60,#80,#100,#120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

 

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ

2

Giấy nhám tờ

9’’X11’’,
(230mmX280mm)

#120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

 

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ

3

Giấy nhám cuộn

4’’X50Y(1tấcX45m), 6’’X50Y, 8’’X50Y

#40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

Mài, đánh bóng bề mặt gỗ


2. Phân loại theo đặc tính

Ngoài phân loại theo hình thức thì phân loại theo đặc tính cũng là một cách. Cách phân loại này thường dựa vào hình thức tờ của giấy nhám. 

- Giấy glasspaper: Nhẹ, dễ phân hủy, có màu càng nhạt, được sử dụng trong chế biến gỗ.

- Giấy garnet: Màu nâu đỏ, sử dụng để chà nhám sản phẩm gỗ lần cuối trước khi sơn.

- Giấy oxide nhôm: So với giấy garnet, loại này tuy bền hơn nhưng lại không đạt hiệu quả bằng, sử dụng trong chế biến gỗ và trong điện máy đánh nhám.

- Silicon carbide: Màu đen, xám tối, sử dụng như một “chất bôi trơn” để hoàn thiện kim loại hoặc dùng "ướt chà nhám".

- Giấy nhám gạch (Ceramic sandpaper): Cấu tạo từ một số chất mài mòn bền, dùng để loại bỏ một lượng nguyên liệu một cách nhanh chóng.

TAGS: