Các phương pháp sử dụng giấy nhám để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Các phương pháp sử dụng giấy nhám để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Vũ Trí Sang
19, January, 2017
Bề mặt kim loại nếu không được xử lý trước khi sơn có thể gây ra hiện tượng hư hỏng màng sơn. Đó là do khi không được xử lý, bề mặt kim loại còn dính bụi bẩn, sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ,… nên độ bám dính bị giảm, đồng thời màng sơn sẽ bị phồng rộp. Do đó, người ta thường xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn để hạn chế những rủi ro này.
 
 

 

1. Phương pháp thủ công 

Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện mà chi phí vật tư gia công lại thấp. Chính vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Người ta thường sử dụng dao cạo, bàn chải sắt hoặc giấy nhám để mài nhẵn và làm sạch bề mặt kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến ô nhiễm môi trường do bụi bẩn bay ra, và đôi khi, độ mịn, độ nhám của bề mặt kim loại không được đồng đều.

 
2. Phương pháp cơ khí
 
Phương này có nhiều cách, đó là thay vì sử dụng bàn chải sắt thì người ta sử dụng bàn chải điện để làm sạch bề mặt kim loại. Hoặc là phương pháp thổi cát. Ưu điểm của những phương pháp này là mang lại hiệu quả cao, độ sạch, độ mịn, độ nhám cao và thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, chi phí nhân công, lượng vật tư sử dụng và đầu tư ban đầu lớn.
 
3. Phương pháp làm sạch bằng hoá chất 
 
Phương pháp này sử dụng máy xóc rung kết hợp với hóa chất để đánh bóng, gia công bề mặt. Quy trình này không mất nhiều thời gian và cũng dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao, độ sáng bóng và độ nhám đồng đều, chất lượng các chi tiết sau khi gia công cao. Tuy nhiên, vì công nghệ mới nên chưa được ứng dụng rộng rãi, chưa được các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam biết đến nhiều như là các nước Nhật Bản, Thái Lan,… Ở những nước có nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ này, công nghệ xử lý bề mặt bằng máy xóc rung ba chiều đã được ứng dụng rộng rãi, giúp nhà sản xuất có thể gia công các chi tiết có yêu cầu cao về độ nhám,độ sáng bóng bề mặt nhưng chi phí sản xuất lại vô cùng thấp.
 
 

TAGS: