#3 Finish: Cũng được gọi là mài, gia công thô hoặc mài thô
Là bước xử lý thô trước khi thực hiện các công đoạn khác, ví dụ loại bỏ mối hàn, các ba vớ hay các phần dư vật liệu của chi tiết đúc. Thường dùng với đai nhám có hạt mài cỡ 36-100
Với bề mặt hoàn thiện #3, bề mặt vật liệu có độ nhám khoảng 60 - 80 grit.
#4 Architectural Finish: Bề mặt hoàn thiện số 4 – cho kiến trúc- bề mặt được tạo sọc thô có định hướng
Dùng đai nhám hay đá trụ nhám khoảng với cỡ hạt khoảng 120 – 180
#4 Dairy or Sanitary Finish: Bề mặt hoàn thiện số 4 cho máy ngành thực phẩm
Dạng này chủ yếu đáp ứng yêu cầu ngành dược và thực phẩm. Lưu ý tránh tạo vết xước vi khuẩn có thể khu trú.
Dùng đai nhám vòng cỡ hạt 180 - 240 hay đá nhám trụ cỡ 120 - 240 grit với bột làm bóng không có thành phần dầu mỡ, hay đai mài hay đĩa mài sợi tổng hợp
#6 Finish or Fine Satin Finish: Bề mặt hoàn thiện số 6 hay đánh sọc mờ nhuyễn
Dùng đai nhám vòng cỡ hạt 220 - 280 grit hay đá nhám trụ cỡ hạt 220 – 230 hay đai mài sợi tổng hợp mịn. Các đường sọc mịn hơn ít bóng hơn #4 Architectural Finish.
#7 Finish: Bề mặt hoàn thiện số 7
Dùng đai nhám vòng cỡ hạt 280 – 320 hay nhám sợi sisal cùng lơ đánh bóng. Đây là dạng semi-bright finish vẫn có những sọc bóng nhưng hơi mờ . Thép Carbon và gang thường được đánh bóng tới #7 finish trước khi mạ chrom.
#8 Finish: Bề mặt hoàn thiện số 8 hay bóng gương
Dùng tối thiểu đai nhám cỡ 320 cho đến 400-600-1200 hay 2000t hay đá nhám cùng độ hạt. Dùng sợi sisal kết hợp với lơ đánh bóng. Chất lượng hoàn thiện phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu đánh bóng. Một số thép hợp kim hay nhôm hợp kim không thể đánh bóng gương. Một số vật đúc có dính xỉ hay bị rỗ cũng khó có thể đánh bóng gương