Giấy nhám nước là gì, đặc điểm giấy nhám nước, ứng dụng giấy nhám nước

Giấy nhám nước là gì, đặc điểm giấy nhám nước, ứng dụng giấy nhám nước

Vũ Trí Sang
16, November, 2019

Giấy nhám giờ đây đã không còn là vật dụng xa lạ đối với người tiêu dùng, không chỉ dùng trong công việc hàng ngày mà trong xây dựng, trong công nghiệp giấy nhám cũng góp phần giảm thiểu nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả lao động. Chúng ta thường nghe nói nhiều đến giấy nhám tờ, giấy nhám vòng, giấy nhám cuộn, giấy nhám xếp hay giấy nhám thùng,… mà thường bỏ qua một loại giấy nhám vô cùng đặc biệt, đó là giấy nhám nước. Vậy giấy nhám nước là gì? Ứng dụng ra sao? Cách sử dụng như thế nào? 

          

 

1. Giấy nhám nước là gì?

Giấy nhám nước thực chất là một loại giấy nhám được sử dụng cho cả 2 môi trường khô và nước (nhưng hiệu quả hơn khi sử dụng ướt). Chúng được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức, EU, Mỹ, Hàn Quốc.. và được đánh giá là chất lượng vượt trội, bền bỉ, góp phần gia tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí sản xuất.
 

2. Đặc điểm giấy nhám nước
 

_ Giấy nhám nước có cấu tạo đặc biệt với kết cấu sợi linh hoạt và hạt mài sắc bén. Chính vì vậy, so với các loại giấy nhám thông thường

_ Giấy nhám nước có tốc độ chà nhám cao hơn, và bề mặt sau khi chà nhám cũng hiệu quả hơn.

_ Giấy nhám nước có độ mài hạt nhám đa dạng, từ #40 -> #8000 nên người dùng có thể thoải mái lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng.

_ Giấy nhám nước cũng hạn chế được bụi sinh ra trong quá trình chà nhám.

_ Đặc biệt, sau mỗi lần chà nhám ướt, có thể phơi khô giấy nhám để tái sử dụng cho những lần sau. 

Theo đó, nếu để đánh thô hay xử lý thô bề mặt, chỉ cần sử dụng loại có độ hạt mài thấp (P40, P60, P80., P100, P120). Còn nếu để đánh bóng bề mặt, phục vụ cho công tác phủ sơn để hoàn thiện sản phẩm thì nên chọn loại có độ mài cao. Và dù sử dụng để phục vụ công việc gì thì khi đánh bóng,
 

2. Ứng dụng giấy nhám nước
 

Với khả năng đánh bóng cao, siêu bền và tiết kiệm, giấy nhám nước được ứng dụng trong mọi ngành nghề và lĩnh vực như:

- Đánh bóng kim loại trong ngành xi mạ.

- Đánh bóng hay mài mòn các chi tiết cơ khí trong ngành công nghiệp phụ trợ.

- Sản xuất linh kiện điện tử, điện lạnh, điện thoại.

- Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.

- Sản xuất, chế tạo đồ gỗ nội thất.

TAGS: