Không chỉ được ứng dụng trong ngành gỗ và kim loại, giấy nhám còn được ứng dụng trong cả ngành xây dựng với công dụng chà tường, mang đến một bề mặt tường sạch sẽ và bằng phẳng. Nếu đang có nhu cầu sử dụng giấy nhám chà tường, những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
1. Đặc điểm giấy nhám chà tường
Giấy nhám chà tường là những loại giấy nhám tròn với các đặc điểm (và cũng là ưu điểm nổi bật) sau:
- Hạt mài sắc bén, được phân bố đều nhau với mật độ từ #40, #60, # 80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600 đến #3000 để vừa thuận tiện cho quá trình chà nhám, vừa mang đến một bề mặt tường nhẵn mịn.
- Tốc độ chà nhám nhanh, có thể xử lý nhiều tình trạng tường khác nhau như lồi lõm, ghồ ghề, dính bẩn,… mang đến hiệu quả công việc cao nhất.
- Giấy nhám chà tường không sinh ra bụi trong quá chà nhám nên giấy nhám chà tường vừa thân thiện với môi trường, vừa an toàn với người dùng.
- Kích thước đa dạng, khả năng phục hồi độ nhám (tái sử dụng) cao nên là sự lựa chọn lý tưởng cho người dùng để tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Có thể sử dụng kết hợp với máy chà nhám để tăng hiệu suất công việc.
2. Công dụng giấy nhám chà tường
- Với những bề mặt tường bê tông hay tường gạch trước khi sơn, chúng đòi hỏi phải sạch sẽ và bằng phẳng để quá trình sơn sau này diễn ra thuận lợi, đảm bảo tiết kiệm sơn và cho lớp sơn đều, láng bóng. Lúc này, giấy nhám chà tường là vật liệu không thể thiếu khi xử lý bề mặt tường.
- Không chỉ để chà nhám thô cho bề mặt tường, giấy nhám chà tường còn có công dụng vuốt cạnh tường, đảm bảo những góc cạnh này được vuông vức và sắc nét.
- Giấy nhám chà tường là vật liệu xử lý bề mặt tường phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, tùy thuộc mục đích và nhu cầu mà lựa chọn và sử dụng cho phù hợp.