Các loại giấy nhám phổ biến trên thế giới

Các loại giấy nhám phổ biến trên thế giới

Vũ Trí Sang
19, January, 2017
Tuy thị trường giấy nhám hiện nay có nhiều loại khác nhau, được xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chung quy lại nó được phân thành hai loại giấy nhám chính đó là giấy nhám công nghệ mới và giấy nhám thông thường.
 
1.Giấy nhám công nghệ mới
 
Đây là loại nhám mà các hạt mài được phủ trên bề mặt của nó là dạng lưới, điều này cho phép các hạt bụi đi qua các lỗ trên bề mặt của giấy nhám. Đây được coi là một giải phải chà nhám hiệu quả, chống bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lao động khá cao. Khi gắn giấy nhám lưới cùng với máy mài nhám thì chúng sẽ hoạt động để đưa toàn bộ bụi vào trong túi bụi màu đen.
 
Trong số các loại giấy nhám lưới hiện nay thị trường phổ biến loại giấy nhám Nhật Bản, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như ngành công nghiệp chế biến gỗ, xây dựng và sản xuất xe hơi. Toàn bộ các sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường đều đã được kiểm nghiệm và độ bền của nó hơn hẳn loại giấy nhám thông thường. So với loại giấy nhám thông thường thì bề mặt của nó cứng hơn 4 đến 6 lần, bề mặt mềm hơn 6 đến 8 lần.
 

Với những ưu điểm vượt trội của giấy nhám công nghệ mới nó có thể đánh nhẵn trước khi sơn hoàn thiện trên các bề mặt gỗ, đá gốm, sắt…Kết hợp cùng với máy chà nhám khá hiệu quả, dễ thay, tiện dụng, tiết kiệm vật tư, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường trong lành. Kiểu dáng của loại giấy nhám này có thể là hình chữ nhật, hình tam giác hay dạng cuộn. Kích thước của giấy nhám tùy theo yêu cầu của khách hàng, số hạt mài là 80; 120; 150; 180; 240; 320; 400; 500; 600; 800; 1000;3000;4000;6000;8000

 

2. Giấy nhám thông thường
 
Loại giấy nhám này có kết cấu các hạt mài phủ lên bề mặt phẳng kín như giấy hoặc vải. Trong quá trình sử dụng các hạt bụi được sinh ra trong quá trình chà nhám sẽ được tích tụ lại và lấp vào các khe hở giữa các hạt mài trên bề mặt của giấy nhám. Chính vì lý do đó mà giấy nhám sẽ nhanh bị trơ và giảm hiệu suất mài mòn mau hơn so với giấy nhám công nghệ mới. Ngoài ra độ sắc của hạt mài cũng sẽ giảm, làm lãng phí vật tư, điện năng cũng như nhân công. Bên cạnh đó khi mài lượng bụi sẽ bay trong không khí độc hại và khiến cho môi trường trở nên ô nhiễm hơn.
 
Kết cấu của giấy nhám thường gồm hai mặt, một mặt phẳng được phủ hạt mài như giấy hoặc vải, còn một mặt là lớp keo mỏng với mục đích định vị hạt mài. Có nhiều loại hạt mài được dùng để sản xuất loại giấy nhám thông thường, tuy nhiên loại được sử dụng nhiều nhất đó chính là loại hạt nhôm oxit, silicon carbide.
 
Trên nền giấy hoặc vải để tạo độ vững chắc cho các hạt mài thì nhà sản xuất đền sử dụng một lớp keo và lớp keo này có tốt hay không là yếu tố quyết định chính đến chất lượng của giấy nhám. Lớp kẽm hoặc canxi được phỉ lên trên có tác dụng tránh bề mặt bị cháy, chống mắc kẹt, tăng tuổi thọ của sản phẩm. Vai trò của lớp này rất quan trọng tuy nhiên không phải loại giấy nhám nào cũng có được lốp này.

TAGS: