Cấu tạo của giấy nhám, tìm hiểu về thành phần tạo lên 1 tờ giấy nhám

Cấu tạo của giấy nhám, tìm hiểu về thành phần tạo lên 1 tờ giấy nhám

Vũ Trí Sang
10, January, 2024

   Giấy nhám giờ đây đã không còn là vật dụng xa lạ đối với người tiêu dùng, không chỉ dùng trong công việc hàng ngày mà trong xây dựng, trong công nghiệp giấy nhám cũng góp phần giảm thiểu nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả lao động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về giấy nhám nhé ?

1. Cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám được cấu thành từ 3 phần, bao gồm hạt nhám, keo dính, lớp lưng làm bằng giấy hoặc là vải.

Hạt nhám (còn được gọi là hạt mài):

Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm của giấy nhám. Ngày nay có rất nhiều loại hạt mài khác nhau, tùy từng loại giấy nhám, giá thành và các nhà sản xuất mà mỗi loại giấy nhám có thể sử dụng các loại hạt mài chẳng hạn như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa...
Keo dính:

Là thành phần có tác dụng tạo gắn kết giữa các hạt mài với nhau và giữa các hạt mài với lớp vải hoặc giấy.
Giấy hoặc vải nhám

Là phần dùng để chứa các hạt nhám trên đó, tạo điều kiện dễ dàng trong việc sử dụng. Các sản phẩm dùng chất liệu vải sẽ được gọi là vải nhám, còn dùng giấy đơn thuần thì được gọi là giấy nhám. So với giấy, vải nhám mềm hơn, cho khả năng luồn lách để tiếp cận dễ dàng hơn với các góc khuất của sản phẩm.

2. Phân loại giấy nhám:

Giấy nhám được cấu tạo bởi các loại hạt mài với nhiều quy cách về kích thước, độ bén của hạt cát, mật độ sắp xếp, hình thức tờ giấy nhám… nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu chà nhám, mài phá và đánh bóng bề mặt vật liệu.

 

Nhám vòng: loại này gồm có nhám băng, được gia công theo dạng vòng, và nối với nhau bằng keo dán.
Nhám thùng: Công dụng của loại giấy nhám này là để mài, đánh bóng bề mặt gỗ. Quy cách : 25’’ X 60’’, 51’’ X 75’’ , 1900mm X 2610mm… và có thể có kích thước theo yêu cầu khách hàng. Độ hạt: #40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600.

Giấy nhám tờ: Công dụng của giấynhám này là để mài, đánh bóng bề mặt gỗ, chủ yếu dùng trong gia đoạn hoàn thiện sản phẩm. Quy cách: 9’’ X 11’’ (230mm X 280mm). Độ hạt: #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600

  - Giấy nhám cuộn: Công dụng của loại giấy nhám này là để mài, đánh bóng bề mặt gỗ. Quy cách: 4’’ X 50 Y hoặc 50m (1 tấc X 45m), 6’’ X 50Y, 8’’ X 50Y ….có kích thước theo yêu cầu khách hàng. Độ hạt: #40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600.

Nhám tròn: dạng tròn hoặc hình dĩa, có 2 loại là có lỗ hoặc không có lỗ. Loại nhám này được sử dụng nhiều trong máy chà nhám, phần lưng của chúng có lớp keo hoặc lớp vải lông

Nhám xếp: cũng là một dạng của vải nhám, có dạng hình tròn và được cắt ra thành từng miếng rồi xếp lại.

Nhám trụ: Hay gọi là nhám chuôi  dùng để đánh những Bavia trong lồng ống thép, lỗ, những góc cạnh mà sản phẩm nhám khác không đánh được. Sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Nhật Bản

Thông tin liên hệ mua các loại giấy nhám, vải nhám

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK NHẤT GIA

GPĐKKD: 0105345717

Trụ sở chính: Nhà 7, Ngõ 33 Phú Đô, P. Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Địa chỉ HCM: Sạp 2 đường Kim Biên, Tổ 18, P13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Nhà máy gia công : KCN Việt Hương, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nhà máy sản xuất: Osaka Nishi-ku Kyomachibori 1-3-13 Tatsumi

ĐT, Zalo: 0985676046

Mail: giaynhamnhapkhau@gmail.com

Website: giaynhamnhapkhau.com

 

TAGS: